Home / Trang chủ  / Tin tức  / Việt Nam nhận tiền từ Ngân hàng thế giới do kết quả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ

Việt Nam nhận tiền từ Ngân hàng thế giới do kết quả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ

Ngày 22 tháng 10 năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ký kết một thỏa thuận với Quỹ Đối tác Carbon trong Lâm nghiệp (FCPF) thông qua Ngân Hàng Thế Giới,

Ngày 22 tháng 10 năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ký kết một thỏa thuận với Quỹ Đối tác Carbon trong Lâm nghiệp (FCPF) thông qua Ngân Hàng Thế Giới, mở ra khoản tài chính cho những nỗ lực của Việt Nam trong giảm phát thải carbon từ việc mất rừng và suy thoái rừng trong giai đoạn cho tới năm 2024. Theo Thỏa thuận Chi trả Giảm phát thải (ERPA), Việt Nam dự kiến sẽ giảm phát thải 10,3 triệu tấn khí CO2 ở sáu tỉnh miền Bắc Trung Bộ gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Khu vực này bao gồm 5,1 triệu héc-ta đất (16% diện tích đất của cả nước), trong số đó 3,1 triệu héc-ta là rừng, và bao gồm năm hành lang bảo tồn đã được quốc tế công nhận. Dân số của khu vực này là khoảng 10,5 triệu người, gần một phần ba trong số đó sống dưới mức nghèo đói của cả nước.

ERPA nhằm chuyển nhượng lượng giảm phát thải 10,3 triệu tấn CO2 ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2024 cho FCPF thông qua WB với đơn giá 5 USD/tấn CO2, tương đương 51,5 triệu USD. Trong đó, khoảng 95% kết quả giảm phát thải sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam để đóng góp vào NDC (cam kết của quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính để đạt mục tiêu của Thoả thuận Paris).

Ngoài ra, WB có quyền mua bổ sung tối đa 5 triệu tấn CO2 từ Báo cáo kết quả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2024 với đơn giá 5 USD/tấn CO2 theo cơ chế ERPA đã ký.

Vào tháng 8-2023, WB đã thanh toán tiền ERPA đợt 1 là 41,2 triệu USD, tương đương 997 tỉ đồng. Số tiền này tương ứng với 80% kết quả giảm phát thải. Trong đó, kinh phí tại trung ương là hơn 34 tỉ đồng, còn lại kinh phí đưa về các địa phương là hơn 962 tỉ đồng được chi trả cho 6 tỉnh Bắc Trung Bộ.

“Việt Nam đã thể hiện vai trò trong việc thực hiện các chương trình hành động giảm phát thải rừng trên quy mô lớn,” bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết. “ Từ đây Việt Nam có thể áp dụng các biện pháp khuyến khích mới nhằm bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng quản lý rừng, qua đó giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng của mình.”

dienhai.nguyen@free.fr

Review overview
NO COMMENTS

Sorry, the comment form is closed at this time.

Skip to content