Home / Trang chủ  / Tin tức  / Ùn ứ hàng xuất khẩu tại các cửa khẩu phía Bắc

Ùn ứ hàng xuất khẩu tại các cửa khẩu phía Bắc

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, đến ngày 25/12, Quảng Ninh còn 1.555 xe, Lạng Sơn 4.204 xe bị ùn tắc tại cửa khẩu, gây thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp và người

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, đến ngày 25/12, Quảng Ninh còn 1.555 xe, Lạng Sơn 4.204 xe bị ùn tắc tại cửa khẩu, gây thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là mặt hàng nông sản (chiếm đến 80% các mặt hàng đặc tính dễ hư hỏng)…

Tắc hàng hoá ở cửa khẩu thiệt hại hàng ngàn tỉ, kiến nghị Thủ tướng loạt giải pháp - Ảnh 1.

Hi đàm 50 cuc các cp vi phía Trung Quc

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, nguyên nhân khách quan của tình trạng ùn ứ trên là do thủ tục giao nhận thực hiện chặt chẽ hơn, lái xe Việt Nam không được vào nội địa Trung Quốc. Quy trình kiểm dịch cũng phức tạp hơn.

Về nguyên nhân chủ quan, ông chỉ rõ những điểm yếu cố hữu của sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian qua. Đó là sản xuất nông nghiệp không theo tín hiệu, nhu cầu thị trường, xuất khẩu chủ yếu theo hình thức trao đổi cư dân (tiểu ngạch), không xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc…

Mặc dù, các bộ, địa phương biên giới liên tục có các khuyến cáo về tình hình ùn tắc tại các khu vực cửa khẩu nhưng các thương nhân vẫn tiếp tục đưa hàng lên cửa khẩu dẫn đến tình trạng ùn tắc ngày càng nghiêm trọng hơn.

Tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong 1 ngày chỉ thông quan được 88 xe hàng hóa qua cả 2 cửa khẩu Hữu Nghị và Chi Ma, trong khi cửa khẩu Tân Thanh thì chưa mở trở lại. Trung bình 1 giờ chỉ thông quan được khoảng 8 xe. Do đó, 1 tháng nay gây áp lực rất lớn về bố trí chỗ đỗ phương tiện, ăn ở, sinh hoạt cho hàng vạn người vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó là các vấn đề an ninh trật tự, rác thải, vệ sinh môi trường,…

“Trong 1 tháng qua, hội đàm 50 cuộc các cấp từ huyện, ngành, bản thân tôi đã viết thư trao đổi với lãnh đạo tỉnh Quảng Tây để đề nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh trong thông quan hàng hóa”, Chủ tịch Lạng Sơn nói.

Trung Quốc theo đuổi chính sách “Zero Covid”, nên siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch. Về thời gian thông quan, phía Trung Quốc vẫn triển khai trong giờ hành chính, không có chính sách cắt giảm, tuy nhiên do triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống dịch, khử khuẩn xe và hàng, phải trung chuyển lái xe ở cửa khẩu… khiến tốn nhiều thời gian, gây ùn ứ.

Ông Hồ Tỏa Cẩm, tham tán thương mại Trung Quốc tại Việt Nam chia sẻ  :  “Mong các bạn thông cảm và ủng hộ chính sách của Trung Quốc Chúng tôi có 1,4 tỉ dân, nếu sống chung với COVID-19 thì dễ vỡ trận. Chúng tôi không dám tưởng tượng đến hậu quả. Trung Quốc vẫn kiên trì chính sách này, bởi nếu sống chung với COVID-19 thì có khả năng là không kiểm soát được”. “Những ngày qua, Bí thư tỉnh Quảng Tây, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cũng gọi điện cho Đại sứ quán, đề nghị phối hợp tìm giải pháp thông quan hàng hóa”.

Ngày 28/12, hải quan Bằng Tường (Trung Quốc) thông báo thêm tạm dừng giải quyết thủ tục nhập khẩu thanh long từ Việt Nam, từ 0h ngày 29/12/2021 đến 24h ngày 26/1/2022 (gần 1 tháng).

Một số liệu được lãnh đạo Cục Hải quan Lạng Sơn cung cấp cho thấy tỷ lệ xuất khẩu nông sản chính ngạch qua địa bàn Lạng Sơn rất thấp. Đối với hải quan Lạng Sơn, kim ngạch xut khu chính ngch ch chiếm 3% nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc.

Lý do là việc xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc có truyền thống lâu đời. Chính sách thương mại biên giới của Trung Quốc áp dụng miễn thuế nhập khẩu đối với cư dân biên giới khi nhập khẩu nông sản từ Việt Nam, mỗi người là 8.000 NDT/ngày (khoảng 28,7 triệu đồng), nên các doanh nghiệp phía Việt Nam và Trung Quốc không mặn mà thực hiện nhập khẩu chính ngạch. Thay vào đó họ nhập khẩu với số lượng nhỏ qua đường tiểu ngạch, sang phía Trung Quốc sẽ gom các lô hàng thành lô hàng lớn để vận chuyển vào nội địa tiêu thụ.

Như vậy, khi việc nhập khẩu tiểu ngạch vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, thì tình trạng ùn tắc hàng hóa mỗi mùa thu hoạch hay khi Trung Quốc có chính sách bất thường sẽ lại xảy ra, mà người thiệt thòi là doanh nghiệp Việt Nam.

Xut nhp khu tiu ngch và chính ngch là hai hình thc xut nhp khu ph biến được Vit Nam tha nhn là các hot động buôn bán hp pháp ti biên gii.

Đối với nhiều doanh nghiệp buôn bán, xuất nhập khẩu tiểu ngạch luôn là hình thức được lựa chọn hàng đầu vì thuế suất thấp hơn thuế xuất nhập khẩu chính ngạch, thủ tục dễ dàng, chỉ cần một tờ khai tiểu ngạch, chịu phí biên mậu là có thể xuất được hàng, không cần hóa đơn, chứng từ thanh toán, hợp đồng ngoại thương như qua đường chính ngạch, chất lượng hàng do bên mua và bên bán thỏa thuận là xong. Nhưng, xuất nhập khẩu tiểu ngạch thường không có tính ổn định, giá trị mỗi giao dịch nhỏ…

Xuất nhập khẩu chính ngạch là hình thức vận chuyển hàng hóa qua biên giới thông qua các cửa khẩu với số lượng lớn. Hàng hóa xuất nhập khẩu chính ngạch phải được kiểm duyệt kĩ lưỡng về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm… bởi các cơ quan chức năng chuyên ngành và phải hoàn thành mọi thủ tục cũng như phải đóng thuế đầy đủ trước khi thông quan.

Xut nhp khu chính ngch có hp đồng mua bán đầy đủ, ràng buc gia người mua và người bán theo quy định và thông l quc tế.

Cho rằng việc ùn ứ nông sản ở cửa khẩu biên giới phía Bắc là « câu chuyên muôn thuở », Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tháng 9-10, sau hội nghị ASEAN, ông đã có thư gửi thủ tướng Trung Quốc để ủng hộ các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và nhiều lần chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp phải cải thiện mối quan hệ thương mại giữa hai nước.

“Cuối năm nào cũng có vấn đề, năm thì dưa hấu, năm thì thanh long… Thế nên chúng ta phải xây dựng thương hiệu để đi chính ngạch. Hơn nữa phải chủ động làm việc giữa các tỉnh biên giới để thống nhất, tạo thông thoáng, nhất là vấn đề chống dịch Covid-19 giữa 2 nước”.

Ùn ứ tại cửa khẩu, mít Thái quay đầu bán rẻ như cho, chỉ từ 1.000 đồng/kg - 2

“Vừa rồi mở container ra thấy quả mít gói bằng mấy cái giấy. Đó không phải là thương mại hiện đại”. Theo Thủ tướng, thương mại hiện đại phải có chỉ dẫn địa lý, an toàn thực phẩm, mà chúng ta chưa làm được nên vẫn cứ đi tiểu ngạch. Song, tiểu ngạch thì có lúc thế này, thế kia.

« Từ câu chuyện trên, chúng ta phải bài bản, từ khâu quy hoạch, dự báo thị trường, quy hoạch vùng nguyên liệu, vệ sinh an toàn thực phẩm, đầu tư khoa học công nghệ, cũng như xây dựng thương hiệu, mẫu mã bao bì, chỉ dẫn địa lý… Vấn đề này không thể giải quyết trọng một năm, nhưng phải đưa ra lộ trình rõ ràng để thực hiện ».

Mặt khác, Việt Nam đã ký 27 hiệp định thương mại tự do với các nước và khu vực trên thế giới, đồng thời cũng có một thị trường nội địa 100 triệu dân, đó là những ưu thế phải biết chú trọng và khai thác.

dienhai.nguyen@free.fr

Review overview
NO COMMENTS

POST A COMMENT

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Skip to content