Home / Trang chủ  / Tin tức  / « Ngoại giao vắc-xin » : Ba tháng chiến lược mang tên Việt Nam

« Ngoại giao vắc-xin » : Ba tháng chiến lược mang tên Việt Nam

Chiến lược vắc-xin Trong bối cảnh nguồn vắc-xin vẫn còn khan hiếm trên toàn thế giới, khả năng tiếp cận với nguồn vắc-xin cũng còn hạn chế, ngoại giao vắc-xin Việt Nam đã trở thành ưu

Chiến lược vc-xin

Trong bối cảnh nguồn vắc-xin vẫn còn khan hiếm trên toàn thế giới, khả năng tiếp cận với nguồn vắc-xin cũng còn hạn chế, ngoại giao vắc-xin Việt Nam đã trở thành ưu tiên số 1 của  Chính phủ Việt Nam trong nhiều tháng qua. Ngoại giao vắc-xin không chỉ giúp Việt Nam tiếp cận nguồn và nhập khẩu vắc-xin mà còn mở ra cơ hội chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc-xin, hướng tới khả năng tự cung cấp và đảm bảo nguồn cung vắc-xin bền vững trong tương lai.

Mãi cho đến tháng 07/2021, Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp do chúng ta kiểm soát tốt dịch bệnh trong năm 2020 nên không được ưu tiên phân phối vắc-xin (kể cả thông qua hợp đồng thương mại lẫn viện trợ).

Tuy nhiên, khi đợt bùng phát dịch thứ 4 lan rộng và gây ra những hậu quả lớn đến mọi mặt đời sống xã hội, Việt Nam không ngần ngại đề cập thẳng thắn về vấn đề vắc-xin với các quốc gia bạn bè, đối tác. Theo chúng tôi (đk), nói chung Việt Nam hướng trên những nguyên tắc sau :

  • Việt Nam hiện là một khâu quan trọng trong chuỗi cung ứng cho nền kinh tế toàn cầu. Nếu nền kinh tế Việt Nam bị khó khăn do Covid sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến giao lưu kinh tế toàn thế giới
  • Dù còn nghèo nhưng Việt Nam không chỉ nghĩ cho riêng mình vì đã đóng góp, trong khả năng của mình, cho Quỹ phòng chống dịch của Tổ chức y tế thế giới cũng như đã gửi tặng khẩu trang cho một số nước
  • Việt Nam sẵn sàng trao đổi trên cơ sở đôi bên cùng có lợi
  • Quan hệ hữu nghị, anh em truyền thống giữa Việt Nam với một số nước

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp ngày 24-8 đã nêu : “Khẩn trương tập trung triển khai chiến lược vắc-xin, đặc biệt là việc cung ứng, sớm thực hiện tiêm vắc-xin diện rộng để giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh”.

Tháng 8-2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc-xin do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng.

Trả lời báo chí cho biết, Thủ tướng cho biết : “Việc thành lập Tổ công tác này có ý nghĩa rất quan trọng ; tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta là bảo vệ sức khỏe của nhân dân là mục tiêu trên hết và trước hết, huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước và quốc tế, trong đó có vắc-xin, để sớm đẩy lùi dịch COVID-19, đưa hoạt động kinh tế – xã hội, cuộc sống của nhân dân trở lại bình thường trong thời gian sớm nhất có thể.”

Ngoi giao vc-xin và nhng kết qu đạt được

Một vài ví dụ :

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đích thân thực hiện nhiều cuộc điện đàm với lãnh đạo cấp cao các nước như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng bí thư – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình… nhằm thúc đẩy « ngoại giao vắc-xin » cũng như các hợp tác chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc-xin…

Qua chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tháng  08/2021, Bỉ và Slovéquie đã hỗ trợ 200.000 liều vắc-xin và cam kết hỗ trợ, nhượng lại nhiều triệu liều vắc-xin. Các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cũng hỗ trợ trang thiết bị và vật tư y tế tổng trị giá 1.028 tỷ đồng – 40 triệu  € (không bao gồm 200.000 liều vắc-xin được tặng) cho Việt Nam.

Sau đó, đến tháng 9 /2021, nhân chuyến công du của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang tham dự phiên họp khóa 76 của Liên hiệp quốc và thăm chính thức Cuba đã mang về 1,05 triệu liều vắc-xin mà đất nước Cuba bàn giao cho nước ta. Ngoài ra, Chủ tịch nước cũng đã ký kết mua 10 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19 Abdala của Cuba. Cuba và Việt Nam cũng đã bắt đầu hợp tác để Việt Nam có thể sản xuất và phân phối vắc-xin này.

Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng đã làm việc với công ty Pfizer và được cam kết chuyển đủ 31 triệu liều vắc-xin đã ký hợp đồng với Việt Nam ngay trong năm 2021 và 20 triệu liều vắc-xin cho trẻ em khi có đầy đủ dữ liệu về hiệu quả và tính an toàn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19 cũng đã thực hiện các cuộc điện đàm với lãnh đạo hơn 20 quốc gia, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và tổ chức sản xuất, cung cấp vắc-xin, đề nghị OMS, COVAX, AstraZeneca, Pfizer… đẩy nhanh tiến độ bàn giao vắc-xin theo các hợp đồng, thỏa thuận đã có…

Trong cuộc trao đổi với Giám đốc chương trình COVAX Aurélia Nguyễn chiều ngày 3/11 tại Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam đang rất khó khăn về vắc-xin để đảm bảo tiêm đủ cho người dân, Thủ tướng đề nghị COVAX ưu tiên phân bổ vắc-xin cho Việt Nam càng nhanh càng tốt trong những  tháng cuối năm và được phía Covax  cam kết cung cấp cho Việt Nam 38,9 triệu liều vắc-xin ngừa COVID-19 trong năm 2021 và đến nay Việt Nam đã nhận được gần 23 triệu liều.

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cũng mong muốn COVAX giúp kết nối, chia sẻ thông tin về các nước có khả năng dôi dư vắc-xin hoặc những nước đã được phân bổ nhưng chưa sử dụng ngay để Việt Nam mua lại, mong muốn COVAX hỗ trợ Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế về công nghệ sản xuất vắc-xin, thuốc điều trị, giúp Việt Nam tiếp cận nguồn vắc-xin dành cho trẻ em dưới 18 tuổi.

Cũng trong tháng 9, trong chuyến công tác tại Liên bang Nga, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã làm việc với lãnh đạo Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga về việc cung cấp vắc-xin, chuyển giao công nghệ gia công và sản xuất vắc-xin Sputnik V tại Việt Nam lên đến 40 triệu liều từ nay đến tháng 6/2022.

Những kết quả của « chiến lược ngoại giao » vắc-xin thời gian qua mang tới những kết quả tích cực trong phòng chống đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, góp phần đẩy nhanh tiêm chủng tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, tăng cường năng lực hệ thống y tế.

Với rất nhiều những nỗ lực từ « ngoại giao vắc-xin » của Chính phủ, theo Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, đến đầu tháng 11/2021, Việt Nam đã tiếp nhận 135 triệu liều vắc-xin và khả năng con số này sẽ đạt 190 triệu liều cho năm 2021, vượt chỉ tiêu của Chính phủ là 150 triệu liều.

phamlekicu16@gmail.com

Review overview
NO COMMENTS

POST A COMMENT

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Skip to content