Home / Trang chủ  / Tin tức  / Xuất nhập khẩu 11 tháng của năm 2021

Xuất nhập khẩu 11 tháng của năm 2021

Theo báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại của Bộ Công Thương, tháng 11 là tháng thứ hai liên tiếp cán cân thương mại không bị thâm hụt, ghi nhận xuất siêu

Theo báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại của Bộ Công Thương, tháng 11 là tháng thứ hai liên tiếp cán cân thương mại không bị thâm hụt, ghi nhận xuất siêu 100 triệu USD.

Như vậy, tính chung 11 tháng, Việt Nam xuất siêu 225 triệu USD, chấm dứt tình trạng thâm hụt thương mại trong gần nửa năm qua do những ảnh hưởng từ các đợt dịch Covid-19, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Lũy kế 11 tháng Việt Nam xuất khẩu ước đạt gần 299,7 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ 2020.

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn góp chính vào tăng trưởng xuất khẩu, chiếm tới 86%, đạt gần 258 tỷ USD. Theo Bộ Công Thương, việc các doanh nghiệp phía Nam hoạt động trở lại sau hơn 3 tháng dừng hoạt động để phòng dịch Covid-19 đã giúp nhóm công nghiệp chế biến phục hồi.

Trong đó, xuất khẩu dệt may đạt gần 29 tỷ USD, tăng hơn 7% ; giầy dép các loại hơn 15,5 tỷ USD. Xuất khẩu sắt thép lần đầu vượt kim ngạch 10 tỷ USD, đạt 10,8 tỷ USD tăng gần 130% so với cùng kỳ 2020.

Ở nhóm hàng nông, lâm sản, 11 tháng đạt kim ngạch xuất khẩu gần 25,2 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ 2020. Còn xuất khẩu nhiên liệu, khoáng sản cũng tăng gần 29%, đạt 3,4 tỷ USD.

Ở chiều nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết tháng 11 ước đạt 29,8 tỷ USD, tăng 14% so với tháng 10. Khu vực doanh nghiệp trong nước nhập 10,2 tỷ USD ; trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập 19,6 tỷ USD, tăng gần 15%.

Lũy kế 11 tháng Việt Nam nhập khẩu hơn 299,4 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ. Chính xác xuất siêu là 225 triệu USD.

Mỹ vẫn là nước nhập nhiều hàng hóa của Việt Nam nhất trong 11 tháng, gần 85 tỷ USD, chiếm 28,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tiếp đến là Trung Quốc với gần 50,5 tỷ USD, tăng gần 17% so với cùng kỳ 2020.

Nhờ tận dụng tốt những lợi thế của các hiệp định thương mại tự do (FTA), xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng 12% so với cùng kỳ, đạt gần 36 tỷ USD. Các thị trường ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản lần lượt đạt gần 26 tỷ USD; 20 tỷ USD và 18 tỷ USD trong 11 tháng.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 98,5 tỷ USD tăng 32% và chiếm tỷ trọng gần 33% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 50,3 tỷ USD, tăng 20,3%. Việt Nam nhập từ ASEAN gần 37 tỷ USD trong 11 tháng, tăng 36%; Nhật Bản gần 20,3 tỷ USD tăng 10%…

Xut khu st thép ln đầu vượt 10 t USD

Thống kê của Bộ Công Thương và của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cũng cho thấy xuất khẩu thép tăng dần theo từng tháng từ đầu năm đến nay. Chẳng hạn, 5 tháng đầu năm xuất khẩu thép đạt gần 4,9 triệu tấn, tương đương 3,6 tỷ USD đến hơn 20 quốc gia, trong đó thị trường xuất khẩu chính là ASEAN, UE, Mỹ và Trung Quốc.

Tới hết tháng 9, kim ngạch xuất khẩu thép tăng lên gần 9,7 triệu tấn, tương đương gần 8,7 tỷ USD. Và tính chung 11 tháng, thép cán mốc xuất khẩu 10,8 tỷ USD, là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất cùng kỳ, gần 130%.

Các nhà sản xuất lớn trong nước như Hoà Phát, Tôn Hoa Sen hay Nam Kim đều đạt con số xuất khẩu ấn tượng.

Chẳng hạn với Hòa Phát, 11 tháng qua tập đoàn này xuất khẩu 914.000 tấn thép xây dựng thành phẩm, tăng 90% so với cùng kỳ. Riêng tháng 11, Hoà Phát xuất hơn 100.000 tấn, gấp 2,3 lần cùng kỳ 2020. Tập đoàn này dự kiến sản lượng xuất khẩu thép xây dựng thành phẩm năm 2021 vượt 1 triệu tấn, gấp đôi cùng kỳ.

dienhai.nguyen@free.fr

Review overview
NO COMMENTS

POST A COMMENT

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Skip to content