Home / Trang chủ  / Tin tức  / Lũ lụt, sạt lở ngày càng trầm trọng là do mất rừng

Lũ lụt, sạt lở ngày càng trầm trọng là do mất rừng

Phá rừng gây ra hệ lụy nghiêm trọng Tây Nguyên có tổng diện tích rừng tự nhiên khoảng 5,5 triệu ha, chiếm 16,8% diện tích rừng cả nước. Rừng tại khu vực này chiếm vị trí

Phá rừng gây ra hệ lụy nghiêm trọng

Tây Nguyên có tổng diện tích rừng tự nhiên khoảng 5,5 triệu ha, chiếm 16,8% diện tích rừng cả nước. Rừng tại khu vực này chiếm vị trí vô cùng quan trọng về môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn nước, điều tiết khí hậu cho khu vực và các tỉnh duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ và toàn vùng hạ lưu sông Mê Công.

Theo số liệu của Tổng Cục Lâm nghiệp, trong 4 năm từ 2016 – 2019, diện tích rừng bị thiệt hại lên tới 7.238 ha. Như vậy, trung bình mỗi năm sẽ mất đi khoảng 2.430 ha rừng.

Lý do chính khiến diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng (xây đập thủy lợi…), khai thác quá mức (cho xuất khẩu…), do lâm tặc (bán gỗ trái phép…), đặc biệt là tại 2 khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Việc chặt phá rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn cho những mục đích trên, nếu tiếp tục xảy ra sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng như làm mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn, ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan, tác động làm biến đổi địa hình, ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm…

Rừng phát huy hiệu quả trong việc chắn gió, cản sức nước và góp phần làm suy yếu sức mạnh của gió tại các vùng mà bão đi qua. Mặt khác, rễ của cây cũng sẽ góp phần hút nước lũ. Hậu quả của việc phá rừng là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém…

Lũ lụt, sạt lở ngày càng trầm trọng là do mất rừng. Rừng nhiệt đới có nhiều tầng, có cây 40 – 50m, dưới còn có thảm thực vật và các tầng cây khác. Nếu lượng mưa không lớn, nước chỉ ở trên tầng các lá cây, thậm chí không rơi được xuống đất. Còn khi nước mưa xuống đất, đã có lớp đầu thảo mục (cành, lá cây mục…) sẽ giữ nước tới 80 – 90% và ngấm dưới đất tạo thành mạch nước ngầm. Còn nước mặt 10 – 20% là lượng nhỏ, ít có khả năng gây lũ ống, lũ quét cho con người.

Theo Tổng cục Phòng chống thiên tai, mỗi năm nước ta xảy ra khoảng 10 – 15 trận lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là tại các vùng núi phía Bắc, Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Thời tiết cực đoan, mưa lớn, mưa kéo dài là nguyên nhân kích hoạt lũ quét và sạt lở đất, cuốn theo cây cối, đất đá, thậm chí tính mạng, tài sản của con người. Mưa bão lũ xảy ra ở nước ta ngày càng tăng, trở thành mối đe dọa nguy hại đến cuộc sống con người và nền kinh tế đất nước.

dienhai.nguyen@free.fr

Review overview
NO COMMENTS

POST A COMMENT

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Skip to content