Home / Trang chủ  / Tin tức  / Đấu thầu vật tư y tế : tình trạng tại một bệnh viện lớn nhất nước

Đấu thầu vật tư y tế : tình trạng tại một bệnh viện lớn nhất nước

Bênh viện Việt-Đức thông báo, từ 1/3/2023, Bệnh viện sẽ hạn chế mổ « phiên» (là các phẫu thuật không mang tính cấp cứu) dành ưu tiên cho cấp cứu. Lý giải vấn đề này, lãnh

Bênh viện Việt-Đức thông báo, từ 1/3/2023, Bệnh viện sẽ hạn chế mổ « phiên» (là các phẫu thuật không mang tính cấp cứu) dành ưu tiên cho cấp cứu. Lý giải vấn đề này, lãnh đạo bệnh viện cho biết vì cạn kiệt nguồn vật tư, hóa chất, bác sĩ muốn mổ cũng không thể làm được.

Để đảm bảo hoạt động của bệnh viện, đặc biệt duy trì công tác khám, chữa bệnh cấp cứu, Ban lãnh đạo bệnh viện đề nghị các khoa lâm sàng hạn chế tối đa chỉ định cận lâm sàng không cấp cứu, hạn chế tối đa các ca mổ phiên. Yêu cầu này được thực hiện từ 1/3 cho tới khi có thông báo tiếp theo.

Tâm tư của các bác sĩ 

“Dù biết hạn chế mổ phiên do Bệnh viện thiếu vật tư y tế, phải dồn vật tư y tế cho các bệnh nhân nặng, bệnh nhân cấp cứu nhưng vẫn thấy buồn và thương người bệnh”, một bác sĩ tâm sự.

« Nhiều bệnh nhân mổ phiên đã phải chờ cả tháng mới đến lượt nhập viện và mổ. Hiện còn rất nhiều bệnh nhân đang xếp hàng chờ mổ, lịch đã kín đến cuối tháng 3, còn tất cả đều phải hoãn lại.

Khi nghe thông báo hoãn mổ, nhiều bệnh nhân sốc, bởi người thân của họ đã quá đau đớn, đã chờ quá lâu… Các bác sĩ chỉ biết động viên người bệnh, mong họ cảm thông, chia sẻ với ngành y tế trong giai đoạn khó khăn này.

“Đến chúng tôi công tác tại viện rất lâu năm, không thể hình dung có ngày, tại bệnh viện ngoại khoa lớn nhất nước, một năm mổ hơn 79.000 ca, mổ toàn những ca nặng nhất, khó nhất lại lâm vào cảnh thiếu các loại hóa chất vật tư y tế chỉ vì vướng các loại quy định không thể đấu thầu. Việc không ai ngờ tới nó lại tới”, bác sĩ này chia sẻ.

Trên thực tế, không riêng tại Bệnh viện Việt Đức, nhiều bệnh viện đầu ngành khác như  Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy… đều đối mặt với tình trạng thiếu trang thiết bị, vật tư trầm trọng, hoạt động trong tình trạng cầm chừng, phải chuyển ngược bệnh nhân đến các cơ sở y tế khác để chiếu chụp.

GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức thẳng thắn nói: “Rõ ràng là người bệnh quá thiệt thòi, tuy không phải bệnh cấp cứu nhưng họ cũng phải chịu đau đớn, chờ đợi lịch mổ. Nhưng chúng tôi không thể tay không bắt giặc, không có vật tư, hóa chất, không thể phẫu thuật bằng… mồm”.

Ngày 25/02, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện yêu cầu Bộ Y tế và các bộ ngành, đia phương “khắc phục bằng được” tình trạng thiếu thuốc và trang thiết bị y tế ngay trong tháng 3/2023. Ba bộ là Bộ y tế, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính phải chịu trách nhiệm Khẩn trương ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc pháp lý trong mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế.

dienhai.nguyen@free.fr

Review overview
NO COMMENTS

Sorry, the comment form is closed at this time.

Skip to content