Home / Trang chủ  / Tin tức  / Nhiều câu hỏi qua vụ kit xét nghiệm mang tên Việt Á

Nhiều câu hỏi qua vụ kit xét nghiệm mang tên Việt Á

Gần 2 năm qua, cũng như nhiều nước khác, Việt Nam đã bị cuốn vào vòng xoáy Covid-19. Từ các cấp chính quyền đến người dân bình thường, ai cũng lo lắng về một thảm

Gần 2 năm qua, cũng như nhiều nước khác, Việt Nam đã bị cuốn vào vòng xoáy Covid-19. Từ các cấp chính quyền đến người dân bình thường, ai cũng lo lắng về một thảm họa do dịch bệnh gây ra. Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc bằng tất cả nguồn lực và quyết tâm lớn.

Việt Nam dần chủ động không chế dịch bệnh, giải tỏa điểm nóng Covid-19 tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, đưa đất nước từng bước “thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ.

Nói như vậy, để thấy rằng, vụ nâng giá kit xét nghiệm của công ty Việt Á chỉ là một sự cố trong toàn bộ công cuộc chống dịch của đất nước. Nhưng đó lại là một sự cố không hề nhỏ, khi mà tổng giá trị mua bán kit và vật tư xét nghiệm của doanh nghiệp này lên đến 4.000 tỉ đồng. Khi số tiền lại quả cho Giám đốc CDC một tỉnh đã chiếm đến 20% giá trị hợp đồng mua bán.

Nhm ln?

Các bị can đã khai báo đường đi của những khoản tiền lại quả từ hàng trăm triệu đến hàng chục tỉ đồng này. Các bệnh viện, trung tâm CDC địa phương cũng đã lên tiếng thanh minh.

Đúng sai thế nào, sẽ có cơ quan trả lời cho công luận. Điều người dân quan tâm bây giờ là trách nhiệm trong vụ bê bối này đến đâu và chất lượng thật sự của bộ kit xét nghiệm mà công ty Việt Á đã cung cấp như thế nào. Nó ảnh hưởng gì đến kết quả chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 và công cuộc phòng chống dịch của Chính phủ ?

Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, nhiều câu hỏi được dư luận đặt ra và cần được cơ quan chức năng làm rõ.

1. Vì sao Công ty Vit Á được chn cung cp b kit xét nghim COVID-19 hu hết các địa phương trên c nước (62/63 tnh, thành – gn như độc quyn) khi áp dng cơ chế ch định thu ? Việc chi hoa hồng tới 20% đã được phát hiện ở CDC Hải Dương (giám đốc CDC Hải Dương nhận gần 30 tỉ đồng) liệu có phải là một trong những lý do?

Ai cũng biết việc một doanh nghiệp tạo dựng được vị thế “gần như là độc quyền” như Việt Á thật sự không dễ dàng. Liệu có thế lực nào đứng sau tiếp tay, trải đường cho Việt Á chiếm lĩnh vị thế “độc quyền” này để bắt tay nhau trục lợi trên tính mạng và tài sản của nhân dân hay không ?

2. Năng lc sn xut kit xét nghim ca công ty Việt Á thc s ra sao ? Theo điều tra ban đầu của Bộ Công an, Việt Á đã cung ứng các bộ kit xét nghiệm COVID-19 cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, TP trên cả nước với doanh thu khổng lồ : Gần 4.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, những ngày qua, nhiều cơ quan báo chí đã tìm đến nơi đặt nhà xưởng / văn phòng của công ty này thì thấy quy mô sản xuất không tương xứng, từ đó dấy lên nghi vấn về nguồn gốc / xuất xứ của những bộ kit xét nghiệm dán nhãn Công ty Việt Á sản xuất. Đây là điều mà cơ quan chức năng cần tiếp tục điều tra làm rõ để có câu trả lời minh bạch trước dư luận.

3. Trách nhiệm của Bộ Y tế đến đâu trong vụ án này ?  Tháng 4-2020, Bộ Y tế với tư cách bộ quản lý chuyên ngành đã cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á – bộ kit made in Vietnam đầu tiên được cấp phép. Bộ Y tế cũng là cơ quan thực hiện việc công bố / cập nhật công khai giá bộ kit xét nghiệm (trong đó bộ kit của Việt Á được Bộ y tế giới thiệu giá 470.000 đồng / kit). Đây là cơ sở để nhiều địa phương tham chiếu khi mua hàng của Việt Á.

Tuy nhiên đến nay, theo điều tra ban đầu của Bộ Công an, Việt Á đã có hành vi “nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/kit”. Giá này là giá cao nhất trong các đơn vị bán kit test được Bộ Y tế giới thiệu tới các địa phương (theo công văn của Bộ Y tế thì giá một bộ xét nghiệm của các công ty trong nước khác là từ 179.800 đến 385.000 đồng Vậy trách nhiệm của Bộ Y tế như thế nào trong vấn đề này ?

4. Bộ khoa học và công nghệ (Bộ KH-CN) chịu trách nhiệm gì khi cung cấp thông tin “OMS chấp thuận”?

Đối với Bộ KH&CN, tháng 4-2020, bộ này đã gửi thông cáo báo chí, phát ngôn chính thức tại các cuộc họp và đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử của bộ về bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất (tức là bộ kit của Công ty Việt Á) được Tổ chức Y tế Thế giới (OMS) chấp thuận. Tuy nhiên, thông tin đến thời điểm này cho biết OMS chưa từng chấp thuận bộ kit xét nghiệm của Việt Á như nội dung Bộ KH&CN công bố. Đường link chứa nội dung “OMS chấp thuận” cũng đã không tìm thấy trên website của Bộ KH&CN vào thời điểm này. Như vậy, Bộ KH&CN sẽ trả lời trước dư luận ra sao về sự “nhầm lẫn” trên và chịu trách nhiệm gì khi cung cấp thông tin “OMS chấp thuận” ? Đáng chú ý, trong bản tin đã bị gỡ của Bộ KH&CN không chỉ có nội dung sai sự thật về việc “OMS chấp thuận”, mà còn có nội dung kit test của Việt Á cũng được “Bộ Y tế và chăm sóc xã hội Anh cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu (CE) và giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)”… Sau khi được Bộ Y tế và chăm sóc xã hội Vương quốc Anh cấp phép, bộ sản phẩm xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á đã được một đối tác đặt mua độc quyền để phân phối tại Anh, Ấn Độ, Mexique, Mỹ và một số quốc gia tại châu Âu với số lượng cam kết ít nhất 1 triệu kit / tháng !

Nhưng cho đến khi Bộ Công an khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và khởi tố một số bị can thì cả xã hội mới té ngửa là không có tổ chức OMS hay Bộ Y tế Anh nào chấp thuận và cấp giấy chứng nhận cho kit test Việt Á cả !

Ai cũng biết cơ cấu giá thành của một sản phẩm ngoài những yếu tố đầu vào thì còn có một yếu tố quan trọng và thậm chí chiếm phần trăm rất lớn, đó là giá trị thương hiệu. Cùng một đôi giày chất lượng như nhau nhưng giày hiệu đắt gấp 10 lần giày gia công là chuyện bình thường..

Tại sao giá kit test của Việt Á chễm chệ ở mức cao nhất như vậy ? Trong đó có bao nhiêu phần trăm là từ giá trị thương hiệu do cái mác OMS chấp thuận và Bộ y tế Anh cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn châu Âu ? Nếu không có cái mác “hàng Việt chất lượng Âu, Mỹ”, liệu Việt Á có thể bán với giá 470.000 đồng / kit hay không ?

Những bản tường trình từ các địa phương được báo chí đăng tải mấy ngày qua, hầu hết là “làm đúng qui trình đấu thầu mua sắm, giá cả theo mức giá mà Bộ Y tế giới thiệu”.

Nhìn lại những vụ bê bối trong ngành y tế vài năm trở lại đây, từ vụ bắt tay nâng khống nhiều lần giá vật tư thiết bị y tế tại CDC Hà Nội, bệnh viện Tim, bệnh viện Bạch Mai ; các sở Y tế Cần Thơ, Sơn La… và giờ là vụ nâng giá kit của Việt Á, có thể nói rằng, đừng mất công truy tìm thủ đoạn lót tay của doanh nghiệp nữa làm gì, khi mà thủ đoạn nhận tiền lót tay của một số cán bộ thoái hóa biến chất luôn sẵn sàng.

Lòng tham chính là cái “sân sau” nguy hiểm nhất, mở đường cho những cái “sân sau” khác dùng tiền làm mồi nhử, tha hóa cán bộ, trục lợi trên nỗi đau bệnh tật và túng quẫn của người dân.

Tại cuộc họp của Thường trực Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng mới đây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị phải xử lý nghiêm các sai phạm xảy ra trong lĩnh vực y tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều 22/12 cũng đã yêu cầu Bộ Công an nhanh chóng mở rộng điều tra, thu hồi tiền bạc đã bị chiếm đoạt, thất thoát về cho nhà nước; Sớm đưa vụ án công ty Việt Á ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật ; đồng thời yêu cầu các bộ : Y tế, Tài chính, Kế hoạch – Đầu tư, chính quyền các địa phương… phối hợp rà soát qui trình đấu thầu, mua sắm trang thiết bị vật tư y tế phòng chống dịch, chấn chỉnh tình trạng này, chống thất thoát tài sản, tiền bạc của nhà nước, lấy lại niềm tin cho nhân dân.

Hy vọng rằng, với tinh thần này, những cái sân sau đang lũng đoạn hoạt động của ngành Y tế nói chung và lĩnh vực đấu thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế nói riêng sẽ sớm bị trừ diệt tận gốc, để ngành Y giữ được tiếng thơm chữa bệnh cứu người.

dienhai.nguyen@free.fr

Review overview
NO COMMENTS

POST A COMMENT

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Skip to content