Home / Trang chủ  / Lịch sử  / 17-02-1989 : Nhớ lại cuộc chiến biên giới phía Bắc

17-02-1989 : Nhớ lại cuộc chiến biên giới phía Bắc

46 năm đã qua (17/2/1979-17/2/2025), cuộc chiến đấu trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đã khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của dân tộc Việt Nam trong công cuộc bảo

46 năm đã qua (17/2/1979-17/2/2025), cuộc chiến đấu trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đã khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của dân tộc Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh khắc nghiệt này, nhân dân Việt Nam đã chịu những tổn thất nặng nề. Giai đoạn lịch sử bi hùng đó nhắc nhở tất cả các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau, phải luôn tăng cường đoàn kết, xây dựng đất nước giàu mạnh.

Ôn lại lịch sử về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, bên cạnh việc khẳng định sự chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, còn là dịp để chúng ta tri ân những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Nhưng cuộc chiến biên giới này còn dai dẳng kéo dài suốt 10 năm sau, mãi đến năm 1989 khu vực biên giới phía Bắc mới hết tiếng súng. Hai năm sau (1991), 2 nước bình thường hóa quan hệ, hàng hóa được thông thương.

Cắm mốc biên giới

Từ năm 2000 đến năm 2010, Trung tướng Dương Công Sửu được cấp trên điều động giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân khu 1 và nhận nhiệm vụ cắm mốc biên giới Việt Trung. 

Nhớ lại câu chuyện về việc cắm mốc biên giới, ông kể, sau khi bình thường hóa quan hệ, việc đàm phán về biên giới đất liền giữa Việt Nam – Trung Quốc đã đi vào những vấn đề cụ thể, thực chất.

Tháng 10/1993, 2 nước ký thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Ngày 30/12/1999, tại Hà Nội, Hiệp ước về biên giới đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã được ký kết (gọi tắt là Hiệp ước 1999).

Theo Hiệp ước, hướng đi của đường biên giới được mô tả từ Tây sang Đông, có bản đồ tỷ lệ 1/50.000 đính kèm ; hai bên thống nhất giải quyết 289 khu vực trên đường biên giới có nhận thức khác nhau theo con số cụ thể : Khoảng 114,9 km2 thuộc về Việt Nam, và khoảng 117,2 km2 thuộc về Trung Quốc.

Sau khi Hiệp ước 1999 có hiệu lực (tháng 7/2000), Việt Nam và Trung Quốc thành lập 12 nhóm liên hợp, tiến hành phân giới cắm mốc theo phương pháp song phương.

Ngày 27/12/2001, hai bên cắm mốc quốc giới đầu tiên tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam) và Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc).

Sau đó, hai bên thỏa thuận phân giới cắm mốc theo hình thức “cuốn chiếu” từ Tây sang Đông, làm đến đâu xong đến đó, dứt điểm từng đoạn.

Đến ngày 31/12/2008, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ của Việt Nam và Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ của Trung Quốc cùng nhau ra Tuyên bố về việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc đúng thời hạn mà lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước đã đề ra. 

Sau 8 năm vừa đàm phán vừa thực hiện phân giới cắm mốc, hai bên đã phân giới xong toàn bộ khoảng 1.400km đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc, cắm 1.971 cột mốc (trong đó có 1.549 cột mốc chính và 422 cột mốc phụ).

Quan hệ về kinh tế ngày càng nâng cao

Về thương mại, năm 2000, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước mới ở mức khiêm tốn, chỉ đạt 2,5 tỷ USD ; đến năm 2008, sau khi hai nước thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, kim ngạch thương mại song phương đạt trên 20,18 tỷ USD (tăng hơn 530 lần so với năm 1991 khi hai nước bình thường hóa quan hệ). 

Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm 2024 đạt hơn 205 tỷ USD. Với kết quả này, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại đầu tiên mà nước ta thiết lập quy mô trên 200 tỷ USD.

Năm 2004, Trung Quốc lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Cho đến nay, Trung Quốc liên tục 20 năm liền (2004-2024) là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trên thế giới. Từ 2024 đến nay, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu số một của Viêt Nam.

Còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và là đối tác thương mại lớn thứ năm của Trung Quốc trên thế giới xét theo tiêu chí các quốc gia đơn lẻ.

Kết luận

“Những chuyện đã đi vào lịch sử chúng ta vẫn phải nhắc lại để thấy rằng không có gì khác ngoài hòa bình, hợp tác, cùng nhau phát triển”, Trung tướng Dương Công Sửu nói.

dienhai.nguyen@free.fr

Review overview
NO COMMENTS

Sorry, the comment form is closed at this time.

Skip to content