Home / Trang chủ  / Tin tức  / Kêu gọi cộng đồng tham gia : Các hình ảnh cũ của các nhiếp ảnh gia Việt Nam

Kêu gọi cộng đồng tham gia : Các hình ảnh cũ của các nhiếp ảnh gia Việt Nam

Trong nỗ lực viết nên lịch sử của nền nhiếp ảnh Việt Nam, Jacqueline Hoàng Nguyễn, nghệ sĩ thị giác (artiste plasticienne – virtual artist) và là nghiên cứu sinh tiến sĩ hợp đồng tại

Trong nỗ lực viết nên lịch sử của nền nhiếp ảnh Việt Nam, Jacqueline Hoàng Nguyễn, nghệ sĩ thị giác (artiste plasticienne – virtual artist) và là nghiên cứu sinh tiến sĩ hợp đồng tại Konstfack và KTH Royal Polytechnic School ở Stockholm (Thụy Điển), kêu gọi những người có những bức ảnh cũ do người Việt Nam chụp ở các thuộc địa của Pháp hoặc ở Pháp, giữa 1865 và 1954. Hầu như các bức ảnh đều được biểu hiện dựa trên quan điểm thực dân, tuy nhiên, lịch sử của nhiếp ảnh và chỉnh sửa ảnh cũng bao gồm cả lịch sử của người Việt Nam làm những nghề này.

Được thành lập bởi nhà quan lại Đặng Huy Trứ tại Hà Nội vào năm 1868, Cảm Hiếu Đường, theo các tư liệu lịch sử, là phòng nhiếp ảnh (studio) đầu tiên thuộc sở hữu của một người Việt Nam. Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, các studio tương tự do người Việt điều hành đã xuất hiện ở khắp các trung tâm đô thị ở Việt Nam và trên quốc tế. Trong số studio do người Việt thành lập, có thể kể đến Trương Văn Sán (Huế), Khánh Ký (Nam Định, Hà Nội, Sài Gòn), Phúc Lai (Hải Phòng), Luminor Photo (Hải Phòng và Hà Nội), Calé (Nouméa), Photo Đông Dương (Castres). Nhiều studio khác cũng có thể được đưa vào danh sách này – chẳng hạn như Shun Ky, Pierre Lê Văn Ba, V.Tsung hay Tong Sing – tuy nhiên thông tin liên quan đến họ vẫn còn thiếu ; trong khi đó, còn những người khác vẫn chưa được phát hiện.

Cho nên, nếu bố mẹ, ông bà hoặc chính bản thân bạn còn giữ lại trong ngăn tủ hay trên gác xép những bức ảnh xưa tái hiện lại cuộc sống của cộng đồng người Việt qua các thế hệ, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email sau : jacqueline.hoang.nguyen@konstfack.se.

Nếu các bậc tiền bối của bạn có làm nghề nhiếp ảnh hoặc chỉnh sửa ảnh, thì lời chứng nhân của bạn cũng như ảnh chân dung gia đình hoặc ảnh nghề nghiệp, ảnh lễ hội địa phương, v.v… cũng sẽ giúp lưu giữ một lịch sử ít được biết đến của Việt Nam.

 Nếu bạn quan tâm đến dự án này, chúng tôi hân hạnh mời bạn vào ngày 4 tháng 5 năm 2022 tham gia vào buổi gặp mặt bên lề triển lãm “Đinh Q. Lê, sợi dây ký ức và những bức ảnh khác” tại Musée du Quai Branly, trong đó Jacqueline Hoàng Nguyễn sẽ trình bày nghiên cứu tiến sĩ của mình về vai trò của nhiếp ảnh trong lịch sử chính trị của Việt Nam trước năm 1930.

Để biết thêm thông tin

L’OBJECTIF ANTICOLONIAL (Ống kính phi thuộc địa)

Photographie et nationalisme vietnamiens, 1865-1930 (Hình nh và ch nghĩa dân tc Vit Nam, 1865-1930)

https://www.quaibranly.fr/fr/expositions-evenements/au-musee/rendez-vous-du-salon-de

-lecture-jacques-kerchache/details-de-levenement/e/lobjectif-anticolonial-39424/

Cảm ơn tất cả các bạn cho sự hợp tác của bạn!

Jacqueline Hoàng Nguyễn jacqueline.hoang.nguyen@konstfack.se

dienhai.nguyen@free.fr

Review overview
NO COMMENTS

POST A COMMENT

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Skip to content